Hoa mai
Người ta thường ghép cây hoa mai vàng lên cây mai Tứ Quý vì khi ghép như vậy hoa mai sẽ có màu sắc sặc sỡ hơn, bông to hơn và lâu tàn. Tuy nhiên hiện tượng thường gặp khi ghép mai vàng lên mai Tứ quý là bị phình củ tỏi tại nơi ghép làm cho cây mai kém đẹp. Nguyên nhân là sự phát triển không đồng bộ giữa gốc và nhánh ghép. Khi ghép cây mai vàng nên chọn tỷ lệ chênh lêch lớn giũa cành mai vàng và gốc ghép mai Tứ Quý vì cây mai vàng sẽ phát triển mạnh hơn cây mai Tứ quý.
Việc chăm sóc mai ghép công phu hơn mai trồng từ hạt. Cây mai ghép định kỳ nên 3 tháng dùng bàn chải đánh răng kỳ cọ thân cây để loại bỏ rong rêu, bụi đất bám lên thân. Đặc biệt khi dùng bàn chải để chà các rong rêu trên thân cây. Bạn có thể phát hiện các lỗ nhỏ trên thân do sâu đục thân phá hoại. Nếu xử lý không kịp thời thì vỏ cây sẽ bị nứt do sâu đục lổ làm tổ.
Cách xử lý loại sâu này đơn giản. Bạn mua thuốc trừ sâu sinh học (Nội hấp) tưới vào gốc thì thuốc sẽ hút vào rể sau đó vận chuyển đến toàn bộ thân cây tiêu diệt loài sâu đục thân.
Lặt lá cho hoa mai.
Có khi nào bạn đặt câu hỏi vì sao phải lặt lá hoa mai không ?
Trong rừng người ta có lặt lá mai đâu mà hoa vẫn nở ?
Quan sát cành mai già ở trong vườn. Khi lá già bị rung đi thì các nụ gần đó sẽ lớn nhanh. Các lá này góp phần tạo nên nụ hoa vừa nuôi dưỡng nụ hoa đồng thời ngăn cản, kìm hãm làm cho nụ hoa lớn chậm.
Vào mùa thu, bên trong lá mai xuất hiện các chất ngăn cản sự tăng trưởng như acid abscisic, đây là hormon thực vật thường được tạo ra khi thực vật gặp điều kiện bất lợi. Chất này càng nhiều thì chúng làm lá chậm lớn và ức chế sự tăng trưởng của các nụ hoa gần đó.
Trong rừng khi cây Mai không bị lặt lá, các lá này dần dần tự rụng đi từ cuối tháng Giêng đến cuối tháng 2 âm lịch sẽ trổ bông. Cành già trổ trước, cành non trổ sau. Nghĩa là hoa nở không đồng loạt. Trên cây có cành đã trổ xong, tạo trái, lá xanh non mơn mởn, cành non có nụ nên cây không đẹp.
Muốn cây nở đồng loạt cho đẹp thì nên lặt lá mai. Sau khi lặt lá, nụ cần hơn 10 ngày để tăng trưởng và nở hoa.
Để tạo dáng, thế cho cây mai. Người ta thường dùng dây kẽm buộc quanh nhánh để uốn theo hình dáng mong muốn. Sau khi tháo dây kẽm ra thường để lại vết hằn trên nhánh làm cây mất đẹp. Mẹo nhỏ là pha phân K loãng và dùng cọ để quết lên chổ hằn do dây kẽm tạo ra. Cây sẽ cứng chắc và không bị khuyết sâu vào cành
Dây quấn có nhiều loại, mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau.
Dây kẽm có bọc vải trắng giúp bảo vệ cành non nhưng giữ ẩm ướt dễ gây nấm mốc nhất là trong mùa mưa.
Dây kẽm đen dễ quấn do mềm và màu đen dễ trùng với màu thân cây nên thẩm mỹ.
Thời điểm uốn cây thích hợp :
Tùy theo mỗi cây có thời gian khác nhau nhưng vẫn trên nguyên tắc chung là cho cây đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh.
Tỉa nhánh cho hoa mai.
Trên cùng mọt nụ các bông có thể trổ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Trong điều kiện chăm sóc tốt thì hoa mai có thể nở kéo dài 1 tuần cho ta chơi Tết.
Thực tế sau đợt bông thứ nhất nếu ta ngắt bỏ các đài hoa thì cây sẽ trổ tiếp một đợt bông nữa nhưng ít người làm vì sợ cây mai mất sức cho mùa hoa năm sau.Mặt khác nhiều người nghĩ mai nở sẽ mang lại điều may mắn. Nếu hoa nở muộn người chơi cảm thấy ít hào hứng.
Sau Tết cây mai thường kiệt sức. Cần cắt bỏ các cành vượt. Các cành làm thế của cây không như ban đầu, không cần cắt sát mà cắt xa một chút để chỉnh sửa sau.
Thời điểm ngắt ngọn cây mai
Nên ngắt đọt Mai trước tháng 6 âm lịch là hợp lý, vừa tạo dáng gọn, vừa kích thích cành mọc thêm nhiều, tược mới và tán sẽ dày hơn. Khoảng tháng 7 - 8 âm lich là thời điểm rất nhạy cảm. Tùy theo cây mai của bạn ở trong trạng thái nào để quyết định ngắt ngọn hay không ?
Chỉ ngắt cành có cành lá non mơn mởn hay chưa nhú mắt ngủ ở nách lá.
Mục đích khi ngắt ngọn mai
Khi đọt mai đang mơn mởn là thời điểm cây đang phát triển mạnh. Ngắt đọt vào thời điểm này nhằm ngăn chặn sự phát triển của cây. Cây sẽ dồn nhựa nuôi cành và ức chế các mắt ngủ ở nách lá là để tạo nụ hoa.
Lý do là vị trí này sẽ mọc lên chồi non mới. Đến tháng 5 âm lịch ta tiến hành cắt đúng theo dáng và thế của cây mai. Việc cắt này sẽ giúp cây ra nhiều chồi mới.
Nên bỏ các hạt mai vì nếu để sẽ làm cây mai yếu đi.
Nếu chậu mai để trong nhà nên cho cây mai ra phơi nắng từ từ để quen dần với môi trường mới tiên hành cắt bỏ các cành nhánh mọc không theo thế.
Có thể phun Antonic kích thích sinh trưởng đâm chồi. Cách 7 ngày một lần. Phun khoảng 3 lần như vậy. Ngoài ra có thể dùng bánh dầu nhưng nhớ chôn xuống đất để khỏi nghe mùi khi phân hủy bánh dầu.
Khi thấy có chồi non nên phun thuốc để tránh các sâu bệnh phá hoại cây mai.
Thay đất cho hoa mai.
Cây mai sau khoảng 3 năm trồng trong chậu mà không thay đất thì đất bị bạc màu và nén chặt. Nên thay đất mới để cây giàu dinh dưỡng, đất được tơi xốp hơn giúp cây phát triển tốt hơn.
Chất trồng thông thường gồm : Đất, cát, phân hữu cơ, tro trấu v.v...
Thời gian thay đất
Chậm nhất là cuối tháng ba âm lịch để tránh thời tiết oi bức ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Cách thay đất cho hoa mai
- Dùng xẻng xới xung quanh gốc cây. Cắt bỏ các rể dài tại vị trí đào.
- Bỏ đất cũ đi.
- Trộn hỗn hợp 2 đất thịt, 1 cát, 5 tro trấu, 1 phân bò xuống chỗ đào xung quanh gốc cây.
- Phun thuốc trừ nấm cho cây.
- Rải phân hữu cơ lên bề mặt đất.
- Phủ lớp đất mỏng lên trên lớp phân hữu cơ.
- Phun thuốc kích thích ra rễ.
- Che lưới tránh ánh nắng làm cháy lá cây. Sau 10 ngày thì tháo lưới đi.
- Sau hai tuần thì cây bắt đâu nhú tược non. Phun thuốc định kỳ 15 ngày / lần phòng trừ sâu bọ phá hoại lá non.
Bứng cây mai từ thiên nhiên về trồng
Khi bứng bầu đất cho cây mai cần chia ra làm 3 lần. Lần 1 đào 1/3 chu vi bầu đất sau đó nghĩ khoảng 1 tuần, tiếp tục đào 1/3 chu vi bầu đất và nghĩ 1 tuần. Tuần cuối cùng đào đất và bứng cây. Trong thời gian nghĩ nên bón thuốc kích rễ cho cây mai khỏe mạnh dễ thích nghi với môi trường mới.
Mẹo để biết cây mai khỏe mạnh
Cây có màu da hồng, có ngấn, da răng răng chứng tỏ cây rất khỏe. Ngược lại, cây bị rong rêu, nấm mốc, da khô, vỏ bong tróc ... thì hoa nở không đạt và sang năm chăm sóc cây khó khăn.
Một số chú ý khi dùng kẽm uốn cây Mai :
- Nên cắt nước khoảng 10 giờ trước khi uốn.
- Dây kẽm nếu nhỏ nên quấn 2 đến 3 sợi song song để tăng độ cứng.Kém phải bọc vải hay ny lon.
- Khi quấn tránh chồi, lá và cuống lá.
- Cành dưới thấp thì quấn xuống nhưng ngọn phải hướng lên.
- Không quấn quá chặt hay quá lỏng. Quấn theo hình xoắn ốc từ dưới lên. Chiều quấn theo chiều sẽ uốn cong nhánh.
- Không quấn kẽm khi cây còn yếu hay mới thay chậu.
- Sau khi quấn kẽm để cây trong mát từ 7 đến 10 ngày mới đem dần dần ra ánh sáng bình thường.
Nếu bạn trồng cây mai ở nhà để thưởng thức thì sau Tết cây mai vẫn lác đác trổ hoa. Bạn có thể ngắt bỏ các bông này đi để dưỡng sức cho cây mai. Tuy nhiên lúc này hoa mai nở thường mang theo các hột để duy trì nòi giống. Dùng các hột này để gieo trồng sẽ giúp bạn có một lượng lớn mai giống mà mình yêu thích.
Một số bệnh cho hoa mai vàng
Khi nhìn thấy đầu lá bị xoăn, đen mà không phải do bọ xít tấn công. Cần cung cấp thêm Mg cho cây phát triển về đọt. Xen kẽ nên cung cấp thêm Ca cho bộ rể cây khỏe mạnh và diệt côn trùng gây hại cho cây.
Chăm sóc hoa mai sau Tết như thế nào là câu hỏi đặt ra cho người chơi hoa mai. Khi ta chăm sóc tốt thành quả năm sau là chậu hoa mai khoe sắc mang lại niềm vui cho người trồng.
Bài viết này được viết trong một năm kèm theo hình ảnh minh họa 2 cây mai ghép và trồng từ hạt theo từng tháng trong điều kiện nhà bạn ở thành phố và trồng trong chậu để bạn đọc dễ theo dõi.
Mỗi tháng bạn nên quay lại bài viết một lần để kiểm tra cây của bạn và quy trình chăm sóc theo tháng.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Tháng 1
Cây mai sau khi nở hoa ngày Tết nên cây rất yếu do mất nhiều Kali và Lân trong quá trình tạo hoa. Mặt khác, một số cây để trong nhà nên thiếu nắng dành cho quang hợp. Đầu tiên cần đưa chậu mai ra ánh sáng dần dần. Không nên đôt ngột khi đưa thẳng ra ngoài môi trường nắng gay gắt.
Nhà vườn thường nhân lại mai vào mồng 10 Têt để tránh cây bị suy sẽ khó cho chăm sóc.
Lúc này cần bón Kali lại cho cây. Kali ngoài chức năng cung cấp lượng Kali bị thiếu hụt do cây tạo hoa. Kali còn giúp cho cây dê hấp thu đạm hơn.
Tiếp theo là bón phân kích rễ nên phối hợp tốt giữa phân vô cơ và phân hữu cơ. Phân hữu cơ có B1 tìm thấy trong nước vo gạo đã lên men. Việc kích rễ cho cây mai có thể dùng nước gừng đã lên men cũng đạt hiệu quả cao.
Cân cắt tỉa các nhánh mai để cây mai đâm chồi mới cho nhiều hoa hơn vào năm sau. Bạn nên loai bỏ các hoa mang hạt để cây khỏi mất sức. Có thể tạo dáng cây thông cho cây mai.
Vệ sinh cho cây mai
Dùng bàn chải đánh răng chà lên thân cây để loại bỏ các nấm mốc. Khi chà như vậy , bạn có thể phát hiện ra lỗ sâu đục thân. Khi phát hiện bạn nên dùng thuốc trừ sâu nội hấp để thuốc ngấm từ rễ lên các cành của cây và tiêu diệt sâu đục thân.
Cây mai 12 cánh tháng 1 |
Cải tạo đất cho cây mai
Việc cải tạo đất cho cây mai rất quan trọng. Đất trồng trong chậu sau 1 năm thì chất dinh dưỡng đã thay đổi. Bạn có thể thay đất mới.
- Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể cắt tỉa rễ hỏng, và sửa bộ rễ theo ý muốn.
- Nhược điểm của phương pháp này là cây sẽ bị mất sức so với không thay chậu. Khi mới cắt tỉa rễ. Bạn không nên bón phân vì rễ cây hút phân bón chủ yếu ở phần đầu rễ. Ta đã cắt đi phần ngọn nên rễ cây hút phân ít mà ta lại bón phân sẽ gây hư hỏng bộ rễ.
Nếu bạn không thay chậu thì bạn có thể cải tạo đất bằng phân trùn quế hay sinh khối trùn quế. Sinh khối trùn quế là hỗn hợp trùn quế, phân trùn quế và trứng trùn quế. Khi trùn sinh sống trong chậu mai thì chất thải của trùn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt khi trùn di chuyển tạo độ thoáng cho đất trồng.
Nhược điểm của dùng trùn quế là khi bón phân bạn không sử dụng các chất có thể làm chết trùn như vôi bột, thuốc trừ sâu tưới vào đất. v.v...
Theo kinh nghiệm của một số người trồng cây. Khi dùng que xới nhẹ lớp đất mặt của chậu mai mà thấy có trùn sinh sống. Cây sẽ phát triển rất tốt.
Tưới nước cho cây mai
Thời điểm tốt nhất để tưới cho cây mai là khoảng từ 9 g sáng đến 10 g sáng. Lúc này hơi sương trong đêm đã tan dần. Cây cần nước để sẵn sàng chống chọi vói cái nắng buổi trưa. Ngoài ra khi nắng chiều đã tắt thì tưới nước cũng được áp dụng.
B1 bón cho hoa mai lúc này là :
Ra rễ cực mạnh, tạo bộ rễ tốt với nhiều rễ mập mạp, hút nhiều dưỡng chất. Nảy nhiều chồi, chồi mập mạnh. Bộ lá xanh tốt, quang hợp mạnh.Tích lũy nhiều dinh dưỡng để hình thành mầm hoa. Có phát hoa dài, trên đó có nhiều hoa to. Màu sắc đẹp sặc sỡ, lâu tàn. Sung sức, tăng khả năng chống lại sâu bệnh.
Cách dùng :
Pha 20 ml cho bình xịt 15 lít nước. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá, phun cả vào giá thể. Phun định kỳ 5-7 ngày/lần.
Thành phần :
- N- P2O5-K2O :200-200-150 (g/l),
- Fe : 400 mg/l.
- Mn : 450 mg/l.
- Zn : 350 mg/l
- Cu : 300 mg/l.
- B : 200 mg/l.
- Mg : 200 mg/l
- Ca : 200 mg/l.
- Mo : 10 mg/l
- Co : 5 mg/l
- Vitamin B1 : 2.500 ppm.
- pH :6-7
Lưu ý : Phun vào sáng sớm hay chiều mát. Lắc đều trước khi dùng.Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể pha chung với thuốc trừ sâu. Không để lẫn với thực phẩm và thức ăn gia súc.
Tháng 2
Sau 1 tháng cắt tỉa nhánh và kích thích cho ra rễ. Cây mai đã bắt đầu đâm tược. Các chồi non lúc này dễ tổn thương do bọ trĩ và các loại sâu tấn công.
Do trồng trong nhà nên dùng thuốc trừ sâu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹo để diệt bọ trĩ đơn giản, an toàn và rất tiết kiệm là bạn dùng nước rửa chén pha loãng vào bình xịt lên cây. Chú ý là xịt cả dưới mặt lá cây mai vì rệp bông, bọ trĩ thường núp ở mặt dưới của lá.
Trong thời gian này thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh có nắng nóng. Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ mà không sợ tạo điều kiện cho nắm mốc và sâu bệnh phát triển.
Lúc này khí hậu vẫn còn nóng. Cây mai cần cung cấp nhiều đạm. Bạn vẫn tiếp tục kích thích cho ra rễ mới.
Có thể phối hợp đạm hữu cơ có trong phân cá, phân bánh dầu. Hay dùng phân hóa học 30-10-10.
Tháng 4, 5, 6
Tháng này bắt đầu mùa mưa. Cây mai phát triển mạnh. Quan sát thấy cây mai có nhiều chồi non nhú lên. Cây càn nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bạn nên tăng cường phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ để cây phát triển cân đối.
Các bạn trồng mai ở nhà có thể dùng GE đây là tên gọi của sản phẩm do bạn xay nhuyễn và ngâm trong môi trường yếm khí các loại vỏ chuối, bả đậu nành, vỏ thơm, v.v... sau thời gian lên men ba tháng. Nông độ khoảng một đến hai ml cho một lít nước pha loãng. Bạn có thể tưới lên gốc cây hay trên lá mai đều được.
Điều quan trọng trong thời điểm này là sâu bệnh. Cần phun thuốc trừ sâu phòng bệnh trước khi cây bênh. Có thể dùng nước vôi trong pha loãng phun lên cây để phòng bênh.
Tỉa bớt các nhánh bị hỏng và chỉnh sửa thế cho cây mai.
Cây mai 5 cánh tháng 6 |
Cây mai 12 cánh tháng 6 |
Tháng 7
Thời tiết trong thòi gian này thường mưa vào buổi chiều. Kiểm tra thường xuyên thân cây có bị nấm không ? Quan sát các lỗ thoát nước ở đáy chậu có thoát nước tốt không ?
Lúc này bạn nên bón thêm các nguyên tố vi lượng như Cu, Fe để cây khỏe mạnh. Đặc biệt bạn có thể bón thêm K giúp cho cây hấp thu đạm tốt hơn nữa thông qua nước mưa.
Cây mai 5 cánh tháng 7 |
Cây mai 12 cánh tháng 7 |
Tháng 8 và 9
Lúc này thời tiết có nhiều mưa. Cây cần phân bón để bung chồi chuẩn bị mùa hoa năm tới. Có thể bón thêm Mg để cây bung chồi mạnh. Kết bón phân hữu cơ và vô cơ với hàm lượng N, P, K cân đối giúp cây tăng sức đề kháng.
Cây mai vàng 12 cánh tháng 9 |
Cây mai vàng 5 cánh tháng thứ 9 |
Trong thời gian này cây bắt đầu nhú nụ. Bạn nên phun thuốc trừ sâu để bảo vệ nụ hoa khỏi sâu và nấm bệnh.
Có nhiều loại thuốc sử dụng cho cây mai. Tuy nhiên mình dùng nước rửa chén pha với dầu ăn tỷ lệ 1 : 1. Dung dịch này vừa ngăn ngừa sâu và bướm ngoài ra cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mai. Giúp lá mai thêm xanh mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng cây.
Tháng 10 đến 12
Khoảng thời gian này quyết định công chăm sóc sau một năm. Bạn cần bón phân có hàm lượng Lân và K cao. Chú ý vẫn dùng nước rửa chén để phun bảo vệ nụ hoa khỏi tác động của sâu rầy phá hoai.
Hoa mai bị sâu ăn lá |
Cần giảm lượng nước tưới cho cây. Khi thấy mặt đất chậu hơi khô mới tưới một ít. Tránh để hoa bung nụ hết.
Khi cây mai ra lá non. Cần lặt lá non đi. Dùng tay bấm đọt nháng mai để tập trung sức nuôi nụ hoa.
Khi đến 28 tháng chạp. Bạn nên dùng loại phân có tên là Super 99 để kích hoa ra đồng loạt.
Mẹo để hòa mai thơm hơn. Nên dùng phân bón có hàm lượng Sât cao. Cần bổ s Canxi Bor để giúp nụ hoa không rụng.